[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
DƯỢC LIỆU RAU MÁ
Tên: Centella asiatica
Họ Việt Nam: Họ Hoa tán
Họ Latin: Apiaceae
Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, chỗ ẩm mát. Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.
Toàn cây – Herba Centellae Asiaticae, thường có tên là Tích tuyết thảo.
Trong cây có các saponin triterpennoid là asiaticosid và alcaloid là hydrocotylin.
Định tính:
A. Dịch chiết dược liệu cho phản ứng với:
Tinh thể α-naphtol (TT) và 1 ml acid sulfuric (TT), xuất hiện màu đỏ carmin.
Hỗn hợp 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) và 9,5 ml dung dịch acid picric bão hoà (TT), xuất hiện màu đỏ da cam.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Định lượng
Chế biến: Hái toàn cây, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, dùng dược liệu tươi hoặc phơi khô, khi dùng cắt đoạn.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.
Công dụng: Thường dùng trị cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amidan, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ, khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và nhân ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa và vết thương chảy máu.
Cách dùng và liều lượng: Rau má dùng ăn sống hoặc ép lấy nước pha đường uống cho mát. Có thể giã lấy nước uống hoặc sắc uống làm thuốc giải nhiệt hoặc giải độc, lợi tiểu, cầm máu, trị kiết lỵ, táo bón.
Ngày dùng 30 – 40 g Rau má tươi, vò nát, lấy nước hoặc sắc uống. Dùng dược liệu khô, ngày 15 – 30 g. Dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài: Dùng dược liệu tươi, giã nát, đắp chữa vết thương do ngã, gãy xương, bong gân và làm tan ung nhọt, lượng thích hợp.
* Hydrocotylin, các glycosid asiaticosid và centellosid có tác dụng tới các mô liên kết, giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng, do đó làm các vết thương mau lành và lên da non. Chất asiaticosid có tác dụng kháng khuẩn và làm cho vết thương mau chóng lên da non.
Dược liệu Rau má – Centella asiatica, Apiaceae.
Tham khảo thêm tại đây
Chuyên đề dược liệu tốt nghiệp./.
Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn